info@emedtech.vn
8:00-17:00 Thứ 2 - Thứ 6 (Thứ 7: 8:00-12:00)
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ Y TẾ E-MED
Tin tức y khoa
Nhịp tim là gì? Nhịp tim bao nhiêu là cao?

Nhịp tim là gì? Nhịp tim bao nhiêu là cao?

29/11/2022 - Danh mục: Tin tức y khoa

Trong các buổi kiểm tra sức khỏe tổng quát, chúng ta thường được các bác sĩ kiểm tra nhịp tim. 

Vậy nhịp tim là gì? Nhịp tim bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp, bao nhiêu là tốt nhất? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp những thắc mắc này !

Nhịp tim là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Nhịp tim (hoặc chỉ số nhịp tim) là nhịp đập của tim, được xác định bằng số lần co thắt của tim trong thời gian 1 phút. Đơn vị của nhịp tim ký hiệu là nhịp/phút hoặc bpm (beat per minute - nhịp mỗi phút). Nhịp tim được xem là 1 trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng nhất của cơ thể cùng với 4 dấu hiệu khác là độ bão hòa oxy trong máu, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim, khiến nó cao hơn hoặc thấp hơn so với mức bình thường. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến có thể làm nhịp tim của bạn thay đổi:

  • Tập thể dục, thể thao: Nhịp tim sẽ tạm thời tăng lên khi bạn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và trở về trạng thái bình thường khi nghỉ ngơi. Những người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên thường có nhịp tim lúc nghỉ ngơi thấp hơn so với người lười vận động. Điều này rất tốt cho tim mạch bởi vì tim không phải hoạt động quá nhiều nên tuổi thọ sẽ cao hơn.
  • Cảm xúc: Những cảm xúc như căng thẳng, lo âu, hồi hộp, vui buồn đột ngột… có thể khiến nhịp tim của bạn tăng lên. Yếu tố cảm xúc do não quyết định và thường tác động đến nhịp tim trong thời gian ngắn.
  • Nhịp thở: Nếu để ý bạn sẽ thấy, nhịp tim chậm lại khi chúng ta hít vào và ngay lập tức trở lại bình thường. Với những người bị khó thở, thở gấp… nhịp tim tăng cao để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
  • Kích thước, trọng lượng cơ thể: Nhịp tim của người bị béo phì có thể cao hơn so với người bình thường, nhưng không quá 100 nhịp/phút.
  • Chất kích thích: Sử dụng quá nhiều chất kích thích, đặc biệt là caffeine, sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, tăng nhịp tim…
  • Thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có tác động làm thay đổi nhịp tim. Ví dụ, thuốc chẹn beta giao cảm có xu hướng làm giảm nhịp tim, trong khi thuốc điều trị bệnh tuyến giáp lại làm tăng nhịp tim.
  • Bệnh tuyến giáp: Khi mắc bệnh tuyến giáp, nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao, dẫn đến tăng chuyển hóa, tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi cùng nhiều biểu hiện khác. Ngoài bệnh tuyến giáp, một số trường hợp như thiếu máu, thiếu sắt, sốt, sốc nhiễm trùng… cũng có thể khiến nhịp tim thay đổi.
  • Bệnh tim mạch: Các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim… có thể gây ra rối loạn nhịp tim, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Ngoài ra, sự tổn thương cơ tim do virus, vi khuẩn hoặc sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Nhịp tim bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp, bao nhiêu là bình thường?

Tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được thể hiện một phần thông qua nhịp tim. Chính vì vậy, việc biết nhịp tim bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp, bao nhiêu là tốt nhất là điều hết sức cần thiết.

Nhịp tim bình thường

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim bình thường của người trưởng thành là khoảng 60 - 100bpm lúc nghỉ ngơi (ví dụ nhịp tim 90bmp). Tuy nhiên, khi ngủ, nhịp tim của con người thường có xu hướng chậm đi. Nếu nhịp tim khi ngủ ở khoảng 40 đến 50bpm thì vẫn được coi là bình thường. Theo Cơ quan y tế quốc gia tại Anh, chỉ số nhịp tim lý tưởng cho từng độ tuổi như sau:

  • Nhịp tim trẻ sơ sinh: 120 - 160 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi: 80 - 140 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ em từ 1 đến 2 tuổi: 80 - 130 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75 - 120 nhịp/phút
  • Nhịp tim trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: 75 - 110 nhịp/phút
  • Nhịp tim người từ 18 tuổi trở lên: 60 - 100 nhịp/phút
  • Nhịp tim vận động viên: 40 - 60 nhịp/phút

Nhịp tim cao

Nhịp tim bao nhiêu là cao? Ở người trưởng thành, nếu nhịp tim trên 100bpm (ví dụ nhịp tim 130bpm) lúc nghỉ ngơi sẽ bị coi là nhịp tim cao (hay nhịp tim nhanh). Nhịp tim cao có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như nguyên nhân khiến tim đập nhanh, tần suất, tiền sử bệnh lý… Ví dụ, nếu nhịp tim bạn tăng nhanh trong vài giây, không thường xuyên hoặc do những nguyên nhân như lo lắng, căng thẳng, vừa tập thể dục, thể thao xong… thì hầu như vô hại. Ngược lại, nếu bạn có tiền sử bệnh tim, tim thường xuyên đập nhanh, mức độ ngày càng nghiêm trọng thì đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Trong trường hợp này, bạn cần thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thông thường, tim đập nhanh chỉ gây ra một vài biến chứng nhẹ. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tim mạch, nhịp tim cao có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như ngất, ngưng tim, đột quỵ, suy tim…

Nhịp tim thấp

Nhịp tim thấp là gì? Nhịp tim của người trưởng thành bị coi là thấp nếu dưới 60bpm (ví dụ nhịp tim 56bpm) lúc nghỉ ngơi. Nếu nhịp tim của bạn thường xuyên bị chậm sẽ khiến não và các cơ quan khác không nhận đủ oxy và gây ra một số triệu chứng như ngất hoặc gần ngất, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, suy giảm trí nhớ, mất trí, nhanh mệt khi tham gia các hoạt động thể thao…

Làm thế nào để nhịp tim luôn ổn định?

Một trái tim khỏe mạnh với nhịp đập ổn định là điều mà tất cả chúng ta đều muốn có. Vậy làm thế nào để nhịp tim luôn bình thường, không bị rối loạn? Những “bí quyết” dưới đây sẽ giúp bạn:

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế chất béo, đường, muối…
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Kiểm soát huyết áp và mỡ máu.
  • Điều trị các bệnh tim mạch kịp thời, đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Không sử dụng các chất kích thích như caffeine, đồ uống có cồn, thuốc lá…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi nhịp tim thường xuyên.

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều thiết bị cho phép bạn tự đo và theo dõi nhịp tim tại nhà, tiêu biểu là các loại máy đo SpO2 và nhịp tim kẹp ngón tay. Loại máy này thường được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và có khả năng cho ra kết quả chính xác, nhanh chóng chỉ sau vài giây. Trang bị một chiếc máy đo nhịp tim và SpO2 sẽ giúp bạn và những người thân trong gia đình chủ động hơn trong việc theo dõi nhịp tim và độ bão hòa oxy trong máu, từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để trái tim luôn khỏe mạnh

Bài viết gần đây

Sản phẩm nổi bật

Màn hình tương tác thông minh 4K

Màn hình tương tác dùng trong giảng dạy, Kèm phần mềm đi kèm. Kích thước: 55 inch/ 65 inch / 75 inch / 85 inch / 98 inch

Giường bệnh viện chăm sóc tại nhà bằng gỗ 3 chức năng

Giường chăm sóc tại nhà cao cấp bằng gỗ 3 chức năng, điều khiển bằng điện

Xe di chuyển bệnh nhân

Xe lăn, xe lăn di chuyển có bô vệ sinh. Xe lăn đi lại

Giường khám điện đa chức năng

Giường khám điện đa chức năng thông minh

Mô hình thăm khám mắt

Xuất xứ: Canada

Đọc thêm

Những cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Những cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

29 Nov, 2022 / in Tin tức y khoa
Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 50 triệu dân chịu ảnh hưởng của căn bệnh...
Đọc thêm
Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi.

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi.

29 Nov, 2022 / in Tin tức y khoa
Thông thường, khi bạn tìm hiểu thông tin về chỉ số huyết áp bình thường bạn sẽ nhận được tư vấn như sau: Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số
Đọc thêm
5 Lời Khuyên Cho Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Trong Kỳ Nghỉ Tết 2023

5 Lời Khuyên Cho Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Trong Kỳ Nghỉ Tết 2023

29 Nov, 2022 / in Tin tức y khoa
Đối với người mắc bệnh cao huyết áp, kỳ nghỉ Tết bận rộn có thể mang lại nhiều rủi ro.
Đọc thêm
Copyright © 2022 emedtech.vn . Thiết kế Web: PhuongNamVina
zalo